Lanolin là một thành phần không quá nổi tiếng nhưng đây lại là một thành phần rất tiềm năng, đặc biệt là đối với những làn da khô. Cùng adamvietnam tìm hiểu về thành phần này trong bài viết hôm nay nhé.
Mục Lục
Lanolin là gì?
Lanolin là một chất sáp được sản xuất tự nhiên như một hàng rào bảo vệ lông cừu. Lanolin có các đặc tính tương tự như bã nhờn tiết ra trên da của chúng ta. Nó trở thành một thành phần phổ biến trong các loại kem dưỡng ẩm, các sản phẩm chăm sóc tóc và các loại xà phòng. Do đặc tính an toàn nên Lanolin thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da cho bà bầu hoặc mẹ đang cho con bú.
Lanolin được sản xuất như nào?

Lanolin đến từ cừu. Tuy nhiên, cừu không bị tổn hại trong quá trình này. Lanolin được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn và bài tiết như một chất điều hòa cho lớp lông len. Để thu hoạch lanolin, một con cừu được cắt lông, sau đó lông cừu được rửa sạch và đưa qua máy ly tâm để tách ra lanolin sáp. Quá trình công nghiệp chế biến lanolin thô thành một sản phẩm gọi là Lansinoh. Trái ngược với lanolin thô, Lansinoh có ít khả năng gây dị ứng hơn nên được sử dụng rộng rãi hơn.
Cách hoạt động của lanolin
Lanolin là một chất giữ ẩm cho da. Có nghĩa là lanolin hoạt động bằng cách giảm sự mất nước từ da, tương tự như cái loại dầu dưỡng da. Lanolin có thể ngăn ngừa sự bay hơi của nước trên da từ 20% – 30^%. Ưu điểm của lanolin là kết cấu lỏng nhẹ, thấm nhanh, ít làm bí tắc lỗ chân lông
Lanolin thường xuất hiện trong một số sản phẩm như:
- Kem dưỡng mắt
- Thuốc trị trĩ
- Son dưỡng môi
- Kem dưỡng da
- Tẩy trang
- Dầu gội
- Kem cạo râu
Cấu trúc của lanolin
Lanolin hơi khác so với bã nhờn của con người vì nó không chứa bất kì chất béo trung tính nào. Ở cấp độ phân tử, lanolin alcohols và acids tạo nên lanolin. Những hợp chất này kết hợp với nhau để tạo thành các cấu trúc khác nhau được gọi là este, diesters và hydroxyester trọng lượng phân tử cao.
“Chất béo len” là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả lanolin. Tuy nhiên, một mô tả chính xác hơn là “sáp len.” Sáp và chất béo tương tự nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau. Cả hai sẽ để lại vết dầu mỡ khi đặt trên giấy và có thể hòa tan bởi cùng một dung môi.
Các đặc tính vật lý của sáp, như lanolin, rất lý tưởng để bôi trơn, đánh bóng và chống thấm. Tương tự như sáp ong, lanolin dễ uốn nhưng cũng cứng ở nhiệt độ phòng. Đó là lý do tại sao các loại kem cạo râu thường xuyên chứa lanolin.
Tác dụng của lanolin
Giảm đau núm vú: Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của lanolin đối với việc cho con bú. Một nghiên cứu ở Brazil (https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/abstract/10.1055/s-0038-1675180) đã đặt 180 phụ nữ vào 2 nhóm thử nghiệm. Một nhóm sử dụng lanolin tinh khiết cao, nhóm còn lại sử dụng sữa mẹ đã vắt ra.
Trong thời gian điều trị bảy ngày, nhóm dùng lanolin đã báo cáo những cái thiện đáng kể về đau và chấn thương vú khi so sánh với nhóm sử dụng sữa mẹ.
Giữ ẩm: Lanolin là một chất làm mềm, giảm sự bay hơi của nước trên da. Nhờ thế, việc sử dụng lanolin sẽ giúp da hạn chế mất nước, khô nẻ, bong tróc, nhất là trong mùa khô. Tương tự như khi sử dụng các loại dầu dưỡng da
Làm mềm mượt tóc: lanolin là một loại dầu tự nhiên, mà tóc thì rất thích những thành phần như thế này. Các sản phẩm chứa lanolin có tác dụng phục hồi tóc xơ rối, làm mềm mượt tóc.
Tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng lanolin
Việc ăn phải lanolin có thể gây ngộ độc lanolin. Các triệu chứng thường nhẹ và có thể bao gồm:
- Tiêu chảy
- Da phát ban , mẩn đỏ hoặc sưng tấy
- Nôn mửa
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế
Ngộ độc lanolin khác với dị ứng lanolin. Nếu bạn bị dị ứng với len, có lẽ bạn nên tránh các sản phẩm chứa lanolin để an toàn. Dị ứng lanolin có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Phát ban hoặc ngứa (trên khu vực nó được áp dụng)
- Khó thở
- Sưng cổ họng, môi, mắt hoặc miệng
Tránh phản ứng phụ bằng cách chỉ sử dụng lanolin theo chỉ định. Để lanolin tránh xa trẻ nhỏ, những người có thể vô tình nuốt phải một lượng nguy hiểm của nó.
Nếu bạn chưa từng thử các loại kem bôi da có lanolin trước đây, trước tiên hãy cân nhắc thử một vùng da nhỏ để xác định xem bạn có nhạy cảm với nó hay không. Ngay cả khi bạn không bị dị ứng, lanolin có thể gây khó chịu cho một số người.
Tính hợp pháp của lanolin
FDA quy định lanolin dưới danh mục: “Sản phẩm thuốc bảo vệ da dùng không kê đơn cho người.”. Các sản phẩm quảng cáo lanolin nên chứa từ 12,5% đến 50% lanolin là thành phần hoạt tính. Các sản phẩm lanolin quốc tế có thể khác nhau về nồng độ và độ tinh khiết của chúng.
Câu hỏi thường gặp về lanolin
Dầu lanolin có độc không?
Không, nhưng bạn không nên ăn nó. Lanolin tương tự như sáp. Ăn một lượng lớn lanolin có thể gây tắc nghẽn đường ruột.
Lanolin có gây dị ứng không?
Có, lanolin có gây dị ứng đối với một số người. Người cứu cho thấy có ít hơn 7% người bị viêm da tiếp xúc bị dị ứng với lanolin
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng với lanolin bao gồm kích ứng da, sưng mắt, môi, miệng hoặc cổ họng và khó thở.
Trên đây adamvietnam.net vừa giải thích cho bạn biết lanolin là gì. Bạn có thể xem thêm những thành phần khác trong chuyên mục Thành phần mỹ phẩm nhé.
Tham khảo: https://www.verywellhealth.com/