Hôm nay, ADAMVIETNAM sẽ hướng dẫn bạn cách trị rạn da cho bà bầu một cách khoa học. Những kiến thức trong bài viết đều được các bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ trên thế giới nghiên cứu và công nhận. Và mình chính là người trải nghiệm chúng.
Có thể bạn chưa biết, mình cũng đã trải qua ám ảnh rạn da xấu xí khi mang thai bé đầu lòng năm 2018.
Khi chuẩn bị mang thai, mình có lên google để tìm kiếm các thông tin về rạn da. Và thực sự những bức ảnh trên mạng lúc đó đã làm mình rất lo lắng. “Làn da mình rồi cũng sẽ như này sao?” – Đó chính là suy nghĩ của mình lúc đó.
Nhưng rất may, những lo sợ đó của mình đã không trở thành hiện thực.
May mắn của mình là có kiến thức về việc chăm sóc da khoa học. Bạn bè, chị em của mình cũng có nhiều người làm trong lĩnh vực da liễu và thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người đã cùng hỗ trợ mình chống và trị rạn da rất hiệu quả.
Hôm nay, mình muốn chia sẻ lại toàn bộ cách trị rạn da cho bà bầu cho các bạn. Vì đã là phụ nữ, ai mà chẳng muốn đẹp, đúng không?!
Cùng bắt đầu nào
Mục Lục
1. Rạn da thai kỳ là gì?
Rạn da thai kỳ (Striae gravidarum – SG) là rạn da xuất hiện trong thời điểm người phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến khoảng 90% bà bầu.
Rạn da thai kì xuất hiện vào thời gian nào trong thai kì?
Rạn da thai kì thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, đặc biệt là tam cá nguyệt 3 (~ tuần 28 – tuần 40).
Mặc dù không nguy hiểm về sức khỏe nhưng rạn da sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt là trong thời điểm này nọ rất nhạy cảm và do đó dễ bị trầm cảm hơn, ảnh hưởng đến thai nhi.
Chắc bạn cũng biết, trong thời gian mang thai người mẹ mà có những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi và có thể gây ra hậu quả cho sự phát triển của bé sau này
Biểu hiện của rạn da
Như bức hình bên trên, bạn có thể thấy làn da có nhiều vết rạn lớn và màu sắc không đồng đều. Đó có thể là màu đỏ, hồng, tím,…Rạn da thai kì thường xuất hiện ở vùng bụng, mông đùi với các vết rạn không đồng nhất
2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Trước khi bước vào cách trị rạn da cho bà bầu, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây nên rạn da. Các nghiên cứu về phòng ngừa và cách trị rạn da cho bà bầu cũng khá hiếm (có thể do rất khó để tìm được phụ nữ mang thai chịu làm nghiên cứu).
Bên cạnh đó cơ chế phát triển của rạn da khi mang thai cũng chưa được tìm hiểu rõ ràng. Nếu bạn tra nguyên nhân gây rạn ra thai kì trên google thì thường sẽ được giải thích tương tự như rạn da thông thường (striae distensae – SD: do thay đổi đột ngột về cơ thể khiến collagen và elastin hỗ trợ làn da bị đứt gãy).
Tuy vậy, sau khi đã lược khảo một vài bài review khoa học và 1 website chuyên ngành (Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ) về vấn đề rạn da thì mình tổng hợp lại một số thông tin:
- Nguyên nhân của rạn da là không rõ ràng, mặc dù có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố như di truyền và hormone. Đúng như dân gian thường nói là tùy vào cơ địa. Một số mẹ bầu không sử dụng biện pháp gì cũng có thể không bị rạn da
- Thường các nghiên cứu về rạn da sẽ tập trung vào: (1) ngăn ngừa sự xuất hiện của vết rạn mới và (2) giảm sự trầm trọng của vết rạn vừa xuất hiện
- Hầu như không có nghiên cứu khoa học đủ thuyết phục về các thành phần an toàn và có thể sử dụng trong thai kỳ để hỗ trợ cách trị rạn da cho bà bầu. Mặc dù có một số ít thông tin về các thành phần có thể hỗ trợ như: Rau má (Centella), Dầu hạnh nhân đắng (bitter almond oil), Hyaluronic acid.
3. Những thành phần để trị rạn da cho bà bầu
1. Bio-oil cũng có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, hãng cũng có công bố thông tin nghiên cứu khoa học trên website, tuy nhiên chi tiết nghiên cứu không được công bố nhiều. Vitamin E cũng thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc rạn nhưng cũng không có số liệu cụ thể về hiệu quả
2. Rau má: có thể hỗ trợ giảm hình thành vết rạn mới và cải thiện vết rạn vừa xuất hiện.
Trong 1 nghiên cứu của Mallol và cộng sự trên 80 phụ nữ, ông chia thành 2 nhóm, 1 nhóm sử dụng Trofolastin để massage hàng ngày từ tuần 12 đến khi sinh thì nhóm này chỉ có 14/41 người bị rạn da, còn nhóm còn lại không sử dụng thì có 22/39 người bị rạn da.
Ở một nghiên cứu khác có 183 người tham ra, chia ra 1 nhóm thoa sản phẩm chứa rau má 2 lần/ ngày (không massage) thì tỷ lệ bị rạn da không quá khác biệt với nhóm không sử dụng (38% và 33%). Tuy vậy biểu hiện rạn da của nhóm thoa sản phẩm lại nhẹ hơn nhiều so với nhóm không sử dụng
3. Dầu hạnh nhân đắng: có thể hỗ trợ giảm hình thành vết rạn mới và cải thiện vết rạn vừa xuất hiện
Một cách để sử dụng dầu hạnh nhân đắng hiệu quả hơn trong cách trị rạn da bà bầu:
- Massage dầu 15 phút, cách ngày (tuần 19 – 32 của thai kì) + thoa dầu hằng ngày đến khi sinh.
Số liệu từ nghiên cứu cho thấy nếu bạn massage dầu 15 phút cách ngày (tuần 19 – 32 của thai kỳ) kèm với thoa dầu hàng ngày cho đến ngày sinh thì sẽ hiệu quả hơn là chỉ thoa dầu. Số liệu (trên tổng 141 phụ nữ)
Phương pháp dùng | Số người có vết rạn da |
Massage cách ngày + thoa dầu hằng ngày |
16/47 người |
Chỉ thoa dầu | 31/48 người |
Không thoa dầu | 33/46 người |
Mình có tìm hiểu một số sản phẩm trị rạn da phổ biến, ví dụ như Palmer’s hay Bio-oil để xem thành phần có thật sự phù hợp cho rạn da thai kỳ hay không. Bên dưới mình đã có thông tin của sản phẩm
*Khá tiếc là có một số sản phẩm trị rạn da chiết xuất rau má khá tốt cũng như dầu hạnh nhân đắng không phổ biến ở VN nên khó mua (hầu hết là dầu hạnh nhân ngọt – Sweet Almond oil)
4. Cách trị rạn da cho bà bầu sau sinh
Ngoài các chất liệt kê ở trên, còn có một số thành phần hiệu quả hơn cũng như các quy trình thẩm mỹ cũng có thể hỗ trợ (tuy có hỗ trợ phần nào nhưng sẽ khó hết triệt để 100%),
Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng các thành phần và liệu trình này sau khi đã sinh và đã qua giai đoạn cho con bú. Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp các quy trình thầm mỹ lại với nhau để đạt kết quả tốt hơn trong cách trị rạn da cho bà bầu (ví dụ như Radiofrequency và Pulsed dye laser). Bạn nên tìm chỗ uy tín để thực hiện do cũng có tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Tretinoin (thoa tretinoin lâu dài có thể hỗ trợ cải thiện vết rạn
- Light therapy và Lazer, đặc biệt là fractional photothermolysis (laser vi phân), 585 nm pulsed dye laser
- Microdermabrasion
- Peel
- Radiofrequency (RF)
Trong số này, Tretinoin dạng thoa là một phương pháp có triển vọng tốt khi sử dụng lâu dài và chi phí cũng khá tiết kiệm khi so với các quy trình thẩm mỹ khác, tuy nhiên để an toàn chỉ nên dùng sau khi sinh và cho con bú
Sau đây là một nghiên cứu của giáo sư Kang và cộng sự trong việc dùng Tretinoin điều trị rạn da cho da cho bầu.
Dùng Tretinoin | Dùng giả dược | |
Số lượng người nghiên cứu | 10 | 12 |
Kết quả | 8/10 người có sự cải thiện rõ rệt. Chiều dài vết rạn giảm 14%. Chiều rộng vết rạn giảm 8% | Rạn da phát triển nặng hơn |
Và đây là một nghiên cứu khác của giáo sư Rangel
Các người tham gia sẽ bôi tretinoin 0,1% mỗi tối cho các vết rạn thai kỳ, bắt đầu bôi sau sinh 1 tuần và bôi trong 3 tháng. Sau 3 tháng, 16 trong số 20 người tham gia cho thấy sự cải thiện rõ rệt với độ dài và độ rộng của rạn da giảm tương ứng 20% và 23%.
Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt sau sinh
5. Tóm lại
Hầu như không thể hoàn toàn ngăn ngừa rạn da, chủ yếu là do cơ địa mỗi người. Do đó, trong lúc có bầu, mọi người đừng nên chi tiêu quá nhiều vào các sản phẩm được quảng cáo là ngăn ngừa rạn da, trị rạn da cho bà bầu.
Các sản phẩm được nghiên cứu là có thể phần nào hỗ trợ rạn da như Trofolastin thì cũng khá mắc tiền, khó mua tại VN và cũng không hoàn toàn 100% ngăn ngừa rạn da. Do đó, nếu muốn dưỡng ẩm da và hỗ trợ rạn phần nào (mặc dù là ít) thì các bạn chỉ nên mua 1 sản phẩm thoa rạn da là được, còn lại nên tập trung tài chính vào các khía cạnh khác, ví dụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, phần lớn vết rạn sẽ phai dần (mặc dù không khỏi hẳn) nếu bạn chịu khó sử dụng các treatment sau khi sinh (ví dụ tretinoin). Do đó, đừng quá căng thẳng về vấn đề này sẽ khiến bạn dễ bị stress và gặp nhiều vấn đề hơn đấy!
6. Một số kem bôi rạn da cho bà bầu
1. Dầu dưỡng Bio Oil
Bio Oil là một sản phẩm khá quen thuộc với các mẹ bầu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế khi nghiên cứu kĩ về dầu dưỡng Bio Oil này, mình thấy sản phẩm này dưỡng ẩm cho da rất tốt. Sản phẩm sẽ phát huy được tác dụng tốt hơn nếu như bạn kết hợp cùng với những loại kem, lotion trị rạn khác, ví dụ như kem chống rạn da Palmer’s
Bạn có thể xem chi tiết về sản phẩm tại: Review dầu dưỡng Bio Oil nhé
2. Kem chống rạn da cho bà bầu Palmer’s
Kem chống rạn da Palmer’s của Mỹ là một sản phẩm phổ biến cho các mẹ bầu trong những năm gần đây. Thành phần chứa khá nhiều dưỡng chất cho da, như: Cocoa Butter & Shea Butter, Vitamin E, Argan Oil, Sweet Almond Oil và Coconut oil. Đặc biệt chiết xuất rau má có tác dụng tốt trong việc điều trị rạn da cho mẹ bầu
Bên cạnh đó, sản phẩm không chứa paraben, phthalates, hương liệu và thuốc nhuộm nên khá phù hợp với da nhạy cảm
Ngoài ra, sản phẩm này khá tiện lợi, dễ mua và dễ sử dụng nên các mẹ bầu khá dễ mua.
Một số sản phẩm khác có chiết xuất rau má khá tốt, ví dụ như Botanic Tree Stretch Mark Prevention Cream, tuy nhiên không phổ biến ở VN nên cũng khá khó mua
Mình đã có bài viết review chi tiết về các dòng sản phẩm chống rạn da của Palmer’s, bạn có thể xem chi tiết tại: Review kem chống rạn da cho bà bầu Palmer’s
3. Kem trị rạn da Pigeon
Theo như mình tìm hiểu thì em này đặc biệt an toàn cho cả mẹ và em bé. Với các thành phần dưỡng ẩm lành tính như Cocoa Butter, Vitamin E, collagen, elastin, cùng một số tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên (lô hội, dầu dừa) giúp da luôn trong trạng thái tốt nhất.
Cocoa Butter (bơ cacao): mang đến cho da độ ẩm, sự đàn hồi và làm mờ vết rạn.
Vitamin E: là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cân bằng độ ẩm, làm giảm tình trạng khô da, nứt nẻ.
Collagen và elastin: là thành phần chính của các mô liên kết, giúp phục hồi và trẻ hóa da.
Bạn có thể xem chi tiết về sản phẩm tại: Review kem trị rạn da Pigeon nhé
4. Kem trị rạn da Mustela
Là thương hiệu chuyên về sản phẩm cho mẹ và bé nên độ an toàn, lành tính luôn là tiêu chí hàng đầu của Mustela. Sản phẩm không chứa các chất gây hại như: cồn, paraben, phenoxyethanol, phthalates
Các thành phần có trong sản phẩm đều được chiết xuất từ thiên nhiên:
- Avocado peptides: là chiết xuất từ quả bơ, giúp cấp ẩm và tăng độ đàn hồi cho da
- Elasto Regulator (protein đậu nành): tác động trực tiếp đến các sợi collagen và elastin từ đó giúp làm mờ vết rạn.
- Galactoarabinan:chiết xuất từ cây Larch giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết rạn mới.
Ngoài ra trong em này còn có Vitamin A, Vitamin E, sáp ong,…mang đến cho da sự mềm mại,thoải mái hơn.
Mình giới thiệu qua vậy thôi, bạn nào muốn xem kĩ hơn thì adamvietnam cũng có bài review rồi, bạn xem ở: Review kem trị rạn da Mustela nhé
Nghiên cứu tham khảo
[1] Tunzi, M., & Gray, G. R. (2007). Common skin conditions during pregnancy. American family physician, 75(2), 211-218.
[2] Korgavkar, K., & Wang, F. (2015). Stretch marks during pregnancy: a review of topical prevention. British Journal of Dermatology, 172(3), 606-615..
[3] Brennan, M., Young, G., & Devane, D. (2012). Topical preparations for preventing stretch marks in pregnancy. Cochrane Database of Systematic Reviews, (11).
[4] Elsaie, M. L., Baumann, L. S., & Elsaaiee, L. T. (2009). Striae distensae (stretch marks) and different modalities of therapy: an update. Dermatologic Surgery, 35(4), 563-573.
[5] Ud-Din, S., McGeorge, D., & Bayat, A. (2016). Topical management of striae distensae (stretch marks): prevention and therapy of striae rubrae and albae. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology : JEADV, 30(2), 211–222. https://doi.org/10.1111/jdv.13223
[6] Mallol, J., Belda, M. A., Costa, D., Noval, A., & Sola, M. (1991). Prophylaxis of Striae gravidarum with a topical formulation. A double blind trial. International journal of cosmetic science, 13(1), 51-57.
[7] Kang, S., Kim, K. J., Griffiths, C. E., Wong, T. Y., Talwar, H. S., Fisher, G. J., … & Voorhees, J. J. (1996). Topical tretinoin (retinoic acid) improves early stretch marks. Archives of dermatology, 132(5), 519-526.
[8] Rangel, O., Arias, I., García, E., & Lopez-Padilla, S. (2001). Topical tretinoin 0.1% for pregnancy-related abdominal striae: an open-label, multicenter, prospective study. Advances in therapy, 18(4), 181-186.
[9] Pribanich, S., Simpson, F. G., Held, B., Yarbrough, C. L., & White, S. N. (1994). Low-dose tretinoin does not improve striae distensae: a double-blind, placebo-controlled study. Cutis, 54(2), 121-124.
Website tham khảo
[W1] https://www.aad.org/public/cosmetic/scars-stretch-marks/stretch-marks-why-appear